Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

giavanghomnay: Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa

giavanghomnay
Pipes Output
Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa
Aug 5th 2011, 00:00

Thứ Sáu, 05/08/2011 - 15:25

Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa
Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắt mắt và rất tiện dụng, chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứ nước ngon ngọt. Thế nhưng mấy ai hiểu sau quá trình sản xuất, có thể dừa trắng đã trở thành... thuốc độc (!)
 >> Kinh hãi trái cây bị "ép" chín bằng hóa chất
Để có vỏ ngoài trắng nõn với thứ nước mát lịm, các lái buôn dừa đã phải bỏ công gọt vỏ và... ngâm chúng vào hóa chất.
 
Thùng hóa chất dùng để ngâm dừa (chỗ khoanh tròn).

 

"Không phải ai cũng dám làm"

 

Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanh cứng rồi bỏ vào hóa chất chừng 5 - 10 phút là xong. Tuy nhiên, không phải lái buôn nào cũng biết cách làm và không phải ai cũng dám làm dừa trắng.

 

Theo chân một lái buôn dừa ở Hà Nội tới một cơ sở sản xuất nằm ngay trên đường Khuất Duy Tiến nối dài (Hà Nội), trong vai "lính mới" vào nghề học hỏi kinh nghiệm, tôi được anh M. tận tình chỉ cho các công đoạn làm dừa trắng.

 

Anh M. bật mí: "Nhìn thì rất đơn giản nhưng trên thực tế không mấy ai biết về cách làm dừa, ngoài những người trong nghề. Để có quả dừa trắng tinh thì hóa chất để ngâm mang tính quyết định". Chất dùng ngâm dừa là một hỗn hợp được pha trộn từ axit photphoric và lưu huỳnh.

 

Tại cơ sở này, có một người làm nhiệm vụ nhúng dừa vào hóa chất, những người còn lại có nhiệm vụ gọt vỏ. Hóa chất được đổ vào một thùng phi nhựa, hòa với nước. Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất, sau 5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đó mang đi tiêu thụ. Nếu quả dừa sau khi vọt vỏ mà không ngâm vào hóa chất thì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màu trắng mướt, trông rất hấp dẫn.

 

Người làm nhiệm vụ thả dừa vào thùng hóa chất phải đeo găng tay, có nơi dùng gáo để vớt chứ không dám nhúng ta vào. Thùng hóa chất có mùi nồng nặc, nếu không quen có thể gây chóng mặt và buồn nôn. Chỉ đứng cạnh thùng một lúc mà chúng tôi có cảm giác lợm giọng, khó chịu. Anh M. cho biết: "Hóa chất mà anh thường dùng được mua từ khu hóa chất Sài Đồng, Gia Lâm (Hà Nội)". Tại đó, hóa chất được bày bán công khai, ai mua cũng được.

 

Nhắm mắt làm ngơ

 

Người dân thường thích đẹp mã và tiện lợi nên không để ý, nhưng với dân lái buôn dừa thì không ai là không biết việc ngâm hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng dừa. Một quả dừa sau khi bóc bỏ lớp vỏ cứng thì thấm và giữ nước rất lâu bởi lớp xơ xốp và các hóa chất từ từ ngấm vào trong nước dừa. Khi đã ngâm hóa chất thì không phải lo việc dừa héo bởi hóa chất không những chỉ có tác dụng giữ cho dừa có một vẻ ngoài trắng muốt mà còn làm cho dừa tươi rất lâu, gấp từ 2 - 3 lần so với quả dừa bình thường. Thường thì những cơ sở sản xuất dừa trắng đều biết tác hại sau khi sử dụng nhưng vì lợi nhuận nên nhắm mắt làm liều.

 

Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. 

 

Theo Gia Nguyễn - Vân Khánh

Báo Đất Việt

Dan tri

You are receiving this email because you subscribed to this feed at blogtrottr.com.
If you no longer wish to receive these emails, you can unsubscribe from this feed, or manage all your subscriptions

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét